Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 - 2019

Thứ ba - 19/01/2016 03:33
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2018 - 2019
Tuyển dụng
Tuyển dụng
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 
 

Số: 1763/SGDĐT-GDTrH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2018 - 2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Lâm Đồng, ngày 14 tháng 9 năm 2018

 

Kính gửi:    
- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố;
- Trung tâm GDNN – GDTX các huyện, thành phố;
- Các đơn vị trực thuộc;

Thực hiện Công văn 4095/BGDĐT-CNTT, ngày 10/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2018 – 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin cho năm học 2018 - 2019 như sau:
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
  1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch 3381/KH-UBND ngày 02/6/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
  1. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; tích hợp các hệ thống thông tin quản lý ngành hiện có vào cơ sở dữ liệu ngành.
  2. Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử (gồm sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc); triển khai giải pháp tuyển sinh trực tuyến với các lớp đầu cấp học.
  3. Xây dựng và đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia; phát động giáo viên tham gia xây dựng bài giảng e-learning và đóng góp vào kho bài giảng e-learning trực tuyến toàn ngành.
5. Tập trung xây dựng và khai thác hệ thống thông tin kết nối liên thông giữa Sở GDĐT với các Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục; xây dựng và đưa vào sử dụng thống nhất toàn ngành các cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; triển khai hệ thống phần mềm quản lý trong các trường học; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, tập huấn qua mạng phục vụ toàn ngành; tăng cường áp dụng phương thức tuyển sinh đầu cấp học qua mạng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục
  1. Đưa vào sử dụng chính thức cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục (trước mắt gồm các phân hệ: cơ sở dữ liệu trường, lớp, đội ngũ, học sinh và một số phân hệ khác) để phục vụ cung cấp số liệu thống kê và thông tin quản lý ngành. Tích hợp phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục (EMIS) và phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học (EQMS) vào cơ sở dữ liệu ngành. Đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo báo cáo đầy đủ dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;
  2. Tiếp tục duy trì có hiệu quả phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-office) kết nối tất cả Sở GDĐT, Phòng GDĐT với các đơn vị phục vụ trao đổi thông tin, trao đổi văn bản điện tử, quản lý điều hành trên môi trường mạng.
  3. Triển khai phần mềm quản lý trường học tới 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo, ưu tiên các mô đun quản lý học sinh, quản lý đội ngũ, xếp thời khóa biểu; triển khai có hiệu quả phần mềm đánh giá học sinh tiểu học theo quy định của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 và Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; tối thiểu 60% các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc) phục vụ công tác quản lý và lưu trữ.
  4. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả hệ thống họp qua mạng (công nghệ web conferencing) tại địa chỉ http://hop.moet.edu.vn. Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến (công nghệ video conferencing) kết nối với Bộ GDĐT.
  5. Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ theo Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (địa chỉ truy cập: http://pcgd.moet.gov.vn).
  6. Tiếp tục duy trì và triển khai bổ sung các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt các dịch vụ công phục vụ phụ huynh, học sinh, một số dịch vụ cụ thể:
  • Dịch vụ xét tuyển học sinh đầu cấp (cung cấp đầy đủ các loại mẫu đơn, nộp hồ sơ trực tuyến, công khai danh sách đăng ký, công khai kết quả xét tuyển và trả kết quả qua mạng).
  • Cung cấp miễn phí thông báo điểm học tập và rèn luyện qua tin nhắn OTT, email và website trường học (hạn chế sử dụng hệ thống nhắn tin thu phí qua điện thoại di động).
  1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cổng thông tin điện tử theo Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
  2. Các Phòng GDĐT căn cứ theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch trong việc thực hiện tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT trên địa bàn theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/6/2016.
  3. Tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác truyền thông của ngành; phổ biến đến cán bộ, giáo viên, học sinh và nhà trường khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin của Bộ gồm:
  • Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://moet.gov.vn.
  • Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://thituyensinh.vn.
  • Kho bài giảng e-leanring tại địa chỉ https://elearning.moet.edu.vn.
2. Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá
  1. Phát động giáo viên xây dựng bài giảng e-learning (ưu tiên các chủ đề về môn học trong chương trình giáo dục phổ thông), tổ chức tuyển chọn và gửi về Bộ GDĐT (qua Cục CNTT) đóng góp vào kho bài giảng e-learning của ngành, tối thiểu đạt tỷ lệ 500 giáo viên đóng góp 1 bài giảng e-learning có chất lượng vào kho bài giảng e-learning của Ngành.
  2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học).
  3. Phát động, khuyến khích giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào Kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia; triển khai hệ thống thi trực tuyến các môn học phục vụ học sinh và giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12.
  4. Tiếp tục triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nhà trường có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học; triển khai mô hình ứng dung CNTT trong trường phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
3. Triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT
  1. Duy trì và kết nối cáp quang Internet tới 100% các cơ sở giáo dục.
  2. Rà soát, xây dựng kế hoạch để trình các cấp có thẩm quyền chuẩn bị đội ngũ giáo viên, máy tính và các hạ tầng thông tin khác phục vụ cho việc triển khai giảng dạy môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
  3. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin đối với các hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm, wesbite...). Thường xuyên rà soát, khắc phục các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin. Đẩy mạnh tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính, máy tính bảng, máy tính cá nhân.
4. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
  1. Tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên thông quan các chương trình bồi dưỡng, tập huấn. Nội dung bồi dưỡng gắn liền với nhu cầu thực tiễn về ứng dụng CNTT của giáo viên, cán bộ quản lý của địa phương, bám theo các nội dung như sau:
- Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; kỹ năng khai thác sử dụng có hiệu quả các phần mềm quản lý trong nhà trường.
- Kỹ năng quản lý, khai thác các hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu ngành (cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, hệ thống thông tin quản lý công tác phổ cập giáo dục chống mù chữ), kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin.
- Kỹ năng khai thác các nguồn học liệu, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet; kỹ năng sử dụng các phần mềm trình chiếu, phần mềm soạn bài giảng e-learning, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trên lớp học.
- Kỹ năng cài đặt hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng cơ bản; kỹ năng sửa chữa, khắc phục những hỏng hóc đơn giản của máy tính và thiết bị CNTT; kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị CNTT phục vụ dạy học.
- Thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng CNTT theo chuẩn quốc tế ở những trường học có điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực ứng dụng CNTT.
b) Triển khai có hiệu quả hệ thống tập huấn giáo viên, cán bộ quản lý qua mạng của Ngành; hệ thống phòng họp trực tuyến http://hop.moet.edu.vn, tận dụng có hiệu quả hệ thống họp trực tuyến đã được trang bị ở địa phương và ở các nhà trường vào công tác tập huấn giáo viên.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Kiện toàn tổ chức bộ phận phụ trách CNTT:
  1. Đối với sở GDĐT: Phân công lãnh đạo Sở phụ trách, lãnh đạo cấp phòng và chuyên viên làm đầu mối theo dõi triển khai nhiệm vụ CNTT. Đối với những sở GDĐT không thành lập phòng CNTT đề nghị ghép nhiệm vụ CNTT vào một phòng chuyên môn phù hợp.
  2. Đối với phòng GDĐT: phân công lãnh đạo Phòng phụ trách và chuyên viên làm đầu mối theo dõi, triển khai nhiệm vụ CNTT.
c) Đối với nhà trường: phân công một lãnh đạo nhà trường phụ trách và viên chức CNTT (vị trí việc làm theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT) làm đầu mối triển khai nhiệm vụ CNTT.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng và thông qua các hội nghị, hội thảo, cuộc thi để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT trong các hoạt động GDĐT.
3. Các cơ quan, nhà trường cần ban hành quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT, phân công cụ thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai ứng dụng CNTT phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; có các hình thức khen thưởng đơn vị, cá nhân làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
4. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa; phối hợp có hiệu quả việc đầu tư với thuê dịch vụ CNTT (quy định tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ các nội dung, chỉ tiêu tối thiểu cần đạt được của hướng dẫn này, Trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT chỉ đạo:
    1. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ CNTT năm học 2018-2019 của các Phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT đề nghị gửi về Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH để tổng hợp) trước ngày 30/9/2018.
    2. Tổ chức sơ kết đánh giá tình hình ứng dụng CNTT giữa năm học và gửi về Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH để tổng hợp) trước ngày 15/01/2019.
    3. Tổ chức đánh giá, tổng kết triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2018-2019 và gửi Sở GDĐT (qua Phòng GDTrH để tổng hợp) trước ngày 20/5/2019.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Sở GDĐT (qua phòng GDTrH số điện thoại 0263.600.611 Email: phonggdtrh.solamdong@moet.gov.vn.) để được hướng dẫn./.
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục CNTT;
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng chức năng Sở;
- Website Sở;
- Lưu: VT, GDTrH.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)






Huỳnh Quang Long

PHỤ LỤC.
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Ban hành kèm theo văn bản số: 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
)
    1. Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025".
    2. Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
    3. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.
    4. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
    5. Quyết định số 80/2014/Đ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.
    6. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
    7. Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016 quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
    8. Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
    9. Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
    10. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
    11. Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
    12. Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
    13. Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục.
    14. Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.  
______________________

 

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Syaeiertcer
    Насосы: тепловые насосы - циркуляционные насосы чтобы вашей системы отопления.
    Это грудь любой системы отопления: циркуляционный насос, почасту также называемый тепловым насосом. Независимо через того, работает ли способ отопления на газе, масле, тепловом насосе тож солнечной системе - без циркуляционного насоса ничего не работает. Он отвечает за циркуляцию отопительной воды в системе отопления и изза то, воеже тепло доходило до потребителей тепла, таких будто радиаторы. Посмотри какой насос циркуляционный выбрать для отопления смотри на сайте [url=http://nasoscirkulyacionnyi.ru]nasoscirkulyacionnyi.ru[/url] как выбрать циркуляционный насос для воды. Поскольку насосы должны работать прежде 5000 часов в год, они представляют собой одного из крупнейших потребителей энергии в домашнем хозяйстве, поэтому гордо, дабы они соответствовали последнему слову техники, поскольку современные высокоэффективные насосы потребляют прибл. Для 80% меньше электроэнергии. Всетаки большинство старых насосов являются устаревшими и крупногабаритными, поэтому стоит взглянуть для котельную!
    Циркуляционные насосы для отопления используются для циркуляции отопительной воды в замкнутой системе отопления. Они надежно гарантируют, что теплая вода от теплогенератора направляется в радиаторы сиречь в систему теплого пола и возвращается путем обратку. Циркуляционный насос вынужден токмо преодолеть гидравлическое обструкция арматуры и трубопроводов из-за замкнутой системы.
    Экономьте электроэнергию с помощью современных циркуляционных насосов.
    Современные циркуляционные насосы для систем отопления отличаются высокой эффективностью и низким энергопотреблением - только маломальски ватт во эпоха работы. Сообразно сравнению с устаревшими насосами прошлых десятилетий существует великий потенциал экономии энергии. Именно поэтому стоит заменить многовековой насос отопления для нынешний высокоэффективный насос, который зачастую опрометью окупается за счет небольшого энергопотребления. Циркуляционные насосы ради систем отопления доступны в различных исполнениях, которые могут разнствовать сообразно максимальному напору и сообразно резьбе подключения.
    Циркуляционный насос также часто называют тепловым насосом сиречь насосом ради теплого пола. По сути, это одни и те же водяные насосы, только названы по-разному из-за их применения. В зависимости через области применения и, в частности, присоединительных размеров, у нас вы легко найдете счастливый насос.
    Циркуляционный насос - это насос, обеспечивающий снабжение систем отопления (теплой) водой. Циркуляционный насос можно встречать в каждом доме или здании, где наедаться радиаторы и / alias полы с подогревом. Ежели лупить и теплый пол, и радиаторы, то циркуляционных насосов несколько. В больших домах / зданиях в большинстве случаев также устанавливаются изрядно циркуляционных насосов для обеспечения полной циркуляции. Фактически вы можете говорить, который циркуляционный насос - это сердце вашей системы центрального отопления иначе системы теплых полов. Ежели центральное отопление alias полы с подогревом не работают сиречь работают плохо, это нередко связано с циркуляционным насосом, который нуждаться заменить. В зависимости через системы отопления вы можете легко встречать циркуляционный насос изза передней панелью вашего центрального отопления. Почти во всех случаях размеры насоса, которым должен отвечать другой циркуляционный насос из нашего ассортимента, указаны на вашем старом насосе. Буде это не беспричинно, вы можете легко встречать марку и серийный комната в таблице обмена . Наши инструкции, приведенные ниже, помогут вам заменить насос отопления.
    Мы выбрали три насоса (центрального) отопления alias циркуляционные насосы чтобы нашего ассортимента. Обладая этими тремя размерами, мы можем предложить замену теплового насоса чтобы каждой установки, с помощью которой вы также напрямую сэкономите на расходах на электроэнергию. Подробнее об этом ниже! Исключая того, заменить циркуляционный насос, насос отопления либо насос теплого пола баста просто. Это экономит затраты для установку. Ознакомьтесь с инструкциями и / разве видео ниже. Конечно, вы также можете обещать установку теплового насоса у специалиста. Впрочем для экономии средств рекомендуем приказывать циркуляционный насос у нас по конкурентоспособной цене. Тут вы платите исключительно следовать установку у специалиста.
      Syaeiertcer   25/11/2021 08:01
Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây